Blog
12 loại thảo dược tốt cho tóc giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe
Làm sao để tóc suôn mượt và chắc khoẻ luôn là vấn được nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng Liên Hoa Việt điểm qua 12 loại thảo dược giúp tóc suôn mượt, chắc khoẻ và an toàn tại nhà qua bài viết sau đây.
1 Cây lá gai
Trong đông y, cây là gai có vị ngọt đắng, tính mát chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tóc bóng mượt như vitamin A, C, E và vitamin nhóm B, chất xơ, khoáng chất như canxi, photpho, magie, kẽm,…
Cách sử dụng:
Dùng 30g Rễ cây gai tươi hoặc khô sắc với 600ml nước tới khi còn khoảng 200ml thì chia ra uống 3 lần/ngày. Ngưng khi có kết quả, không nên sử dụng lâu dài.
Lưu ý: Tránh dùng cho người có thể trạng hư hàn. Vì cây dễ gây ngứa, bạn nên nấu chín hoặc dùng ăn như rau.
Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với việc uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng và massage da đầu thường xuyên để có một mái tóc chắc khỏe.
2 Kinh giới
Kinh giới là một dược liệu có mùi thơm, ngoài việc được sử dụng để điều trị một số loại bệnh hay dùng như một loại rau sống trong các bữa ăn. Chúng còn có tác dụng trị gàu, giảm ngứa, đồng thời làm mượt và giúp tóc chắc khoẻ vô cùng hiệu quả.
Cách sử dụng: Sử dụng kinh giới như một loại rau ăn hàng ngày.
3 Me rừng
Me rừng hay còn được gọi là chùm ruột núi – một loại đặc sản của vùng núi phía Bắc nước ta, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các loại bệnh.
Một tác dụng ít được biết đến là giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khoẻ. Bên trong me rừng có chứa nhiều thành phần như protein, vitamin C, B, các loại khoáng chất, carbohydrates và chất xơ, carotene… và nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác.
Cách sử dụng: Bạn có thể ăn trực tiếp quả tươi hoặc bỏ hạt rồi giã nát chắt lấy nước massage lên da đầu.
4 Bồ kết
Từ ngày xưa, có thể nói bồ kết luôn là một trong những loại dược liệu chăm sóc tóc hàng đầu với tác dụng trị gàu, bổ sung dưỡng chất giúp mái tóc đen và óng mượt vô cùng hiệu quả.
Cách sử dụng:
Bước 1: Lấy 4 – 6 quả bồ kết đem phơi khô rồi nướng hoặc rang cho đến khi có mùi thơm.
Bước 2: Cho bồ kết đã rang thơm vào nước nấu sôi trong khoảng 10 – 15 phút rồi để nguội hoặc ấm vừa phải là bạn đã có thể dùng để gội đầu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm xả trong lúc đun sôi hoặc dầu dừa vào nước trước khi gội cũng giúp tăng hiệu quả chống rụng tóc rất tốt.
5 Cỏ mực
Cây cỏ mực hay còn được biết đến trong dân gian với cái tên nhọ nồi, một loại dược liệu dễ sống và mọc dại ở nhiều nơi. Trong cỏ mực bao gồm nhiều thành phần như saponin, tanin, alkaloid, tinh dầu, các loại vitamin A, vitamin E,…
Vì vậy, cỏ mực có một số tác dụng nổi bật như cầm máu, chống khuẩn, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, làm đen tóc,…
Theo y học cổ truyền, tóc bạc sớm là biểu hiện của khí huyết không đủ do gan và thận hoạt động kém hiệu quả, mà trong đó tóc chính là phần hư của khí huyết nên bị bạc.
Cỏ mực có vị ngọt, chua, vào chủ yếu 2 kinh Can và Thận có tác dụng bổ thận âm, lương huyết, chỉ huyết, thanh can nhiệt,…Với công dụng điều hoà khí huyết nổi bật của cỏ mực sẽ giúp cải thiện tình trạng bạc tóc hiệu quả.
Cách sử dụng:
Lấy cây cỏ mực nấu cô đặc thành cao. Sau đó, thêm mật ong và nước gừng vào cho cô đặc lại rồi cho hỗn hợp vào lọ thuỷ tinh dùng dần.
Mỗi lần, lấy 1 – 2 muỗng canh hỗn hợp cao cỏ mực hoà tan với nước đun sôi rồi dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau một thời gian.
6 Dâu tằm
Dâu tằm có chứa các thành phần alpha-hydroxy acid có khả năng loại bỏ các tế bào. Qua đó, kích thích giúp tái tạo các tế bào mới. Ngoài ra, trong dâu tằm còn chứa nhiều thành phần khác như các loại vitamin (B, K, C), chất khoáng (magie, kali, photpho, sắt, đồng,…), betacaroten, riboflavin,… Dâu tằm có tác dụng rất tốt cho người có mái tóc khô, gãy rụng hay tóc bạc sớm.
Cách sử dụng:
Kết hợp trong uống ngoài thoa sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn.
Chuẩn bị 1kg dâu tằm, nửa lít rượu ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm, mỗi lần 20 ml.
Dùng các trái dâu tằm chín đen giã nhuyễn lấy cả nước và cái xoa xát vào tóc.
Lưu ý: Khi nấu nước dâu tằm nên sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất và đựng các sản phẩm từ dâu tằm trong các hũ thuỷ tinh.
7 Hương thảo
Hương thảo là một loại thảo mộc được biết đến với đặc tính chữa bệnh, có khả năng giúp làm dịu da đầu và phục hồi màu tóc ngăn tóc bạc. Cây hương thảo cũng có thể giúp chữa rụng tóc nội tiết tố nam trong một số trường hợp.
Cách sử dụng:
Bước 1: Đổ dầu hương thảo vào một cái bát và thêm dầu nền (dầu chiết xuất từ các thành phần tự nhiên). Trộn đều chúng.
Bước 2: Massage hỗn hợp dầu này lên da đầu của bạn trong vài phút.
Bước 3: Để yên trong nửa giờ rồi rửa sạch.
8 Bạch quả
Bạch quả (Ginkgo biloba) là một loại thảo mộc có thể giúp tăng lưu thông máu đến da đầu. Ngoài ra, loại dược liệu này có thể kích thích các nang tóc để thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Cách sử dụng:
Đun sôi một cốc nước, sau đó thêm vào một ít lá bạch quả rồi tiếp tục đun sôi trong 10 – 15 phút rồi gạn cái lấy nước để dùng.
Một số lưu ý khi sử dụng bạch quả:
Không sử dụng cho người có tiền sử tiểu đường, động kinh hay một số vấn đề về khả năng sinh sản.
Không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu quá lạm dụng bạch quả vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ.
9 Cam thảo
Rễ cam thảo có chứa nhiều thành phần hóa học giúp hỗ trợ và điều trị một số bệnh lý. Chúng có tác dụng cải thiện lưu thông máu đến da đầu giúp kích thích mọc tóc.
Ngoài ra, cam thảo cũng chứa các chất chống viêm và có thể giúp làm dịu da đầu của bạn.
Cách sử dụng :
Bước 1: Trộn 1 muỗng canh bột cam thảo, 1 muỗng bột nghệ tây cùng 1 ly sữa thành một hỗn hợp.
Bước 2: Thoa hỗn hợp này lên da đầu trước khi đi ngủ, đặc biệt chú ý đến những vùng tóc dễ bị rụng.
Bước 3: Che tóc bằng mũ tắm và để mặt nạ ủ tóc qua đêm.
Bước 4: Rửa sạch vào buổi sáng.
10 Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt rất giàu vitamin C và một số chất chống oxy hóa. Chúng có thể giúp bổ sung lượng collagen đáng kể cho da đầu của bạn để nuôi dưỡng các nang tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Ngoài ra, loài hoa này còn có thể giúp kích hoạt lại các nang tóc không hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của tóc mới.
Cách sử dụng:
Bước 1: Đun nóng dầu dừa và thêm dầu thầu dầu vào.
Bước 2: Nghiền nát lá/hoa dâm bụt và cho vào dầu. Để hỗn hợp nguội.
Bước 3: Massage dầu này lên da đầu của bạn và để yên trong một giờ.
Bước 4: Rửa sạch vào buổi sáng.
11 Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội là một nguyên liệu làm đẹp quen thuộc. Ngoài các tác dụng tuyệt vời với làn da như giúp da căng bóng, mịn màng thì việc cải thiện, phục hồi tóc hư tổn của loại dược liệu này cũng vô cùng tuyệt vời.
Cùng với vô số các thành phần có lợi như các acid béo, chất chống oxy hóa, khoáng chất và đặc biệt là lượng enzyme tự nhiên dồi dào, nha đam sẽ giúp bạn nuôi dưỡng một mái tóc óng ả, bồng bềnh.
Cách sử dụng:
Bước 1: Dùng nha đam tươi, bỏ vỏ lấy thịt xay nhuyễn ép lấy nước và trộn thêm cùng với một chút nước.
Bước 2: Thoa hỗn hợp lên tóc rồi massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút, sau đó quấn khăn ủ trong 20 – 30 phút.
Bước 3: Xả lại sạch với nước ấm. Bạn sẽ thấy cảm thấy tóc mềm mượt hơn hẳn đấy nhé.
12 Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là một loại thảo dược có tác dụng nổi bật về hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm và ngăn ngừa rụng tóc vô cùng hiệu quả. Thành phần flavonoid có trong cỏ mần trầu có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hoá, giúp cơ thể ổn định, đầu óc minh mẫn, sảng khoái từ đó các nang tóc được cung cấp dinh dưỡng giúp tóc bóng khoẻ.
Ngoài ra, hoạt chất saponin trong mần trầu có tác dụng khử các gốc tự do là nguyên nhân là mái tóc bị oxi hoá, giảm tính đàn hồi, dễ gãy rụng.
Cách sử dụng:
Lấy thân và lá cỏ mần trầu khoảng 50g mang đi nấu với 1,5 lít nước. Rồi lấy nước gội hàng ngày.
Sau khoảng 2 tuần sẽ có thể thấy kết quả rõ rệt.
Xem thêm:
Tác dụng của massage lưng đối với sự mệt mỏi và lo lắng liên quan đến hóa trị liệu
Tác dụng của dưỡng sinh đông y trị bệnh
7 Lợi Ích Bất Ngờ Của Tinh Dầu Quế
Trên đây là tổng hợp 12 loại thảo dược thường gặp và dễ tìm giúp bạn có mái tóc suôn mượt và chắc khoẻ. Nếu thấy bài viết hay có ích thì bạn hãy chia sẻ những thông tin này đến những người xung quanh của mình bạn nhé.